Trong thời gian qua có khá nhiều cơ sở mèo mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm và tử vong rất nhiều. Dưới đây là 1 số thông tin về bệnh viêm ruột truyền nhiễm – Giảm bạch cầu mà các bạn nên xem để phòng và trị bệnh cho Mèo.
1/ Virus gây bệnh
Bệnh này do virus Parvovirus ( thường gọi là Parvo ), virus này nhạy cảm với chất tẩy Clorox, nhưng đề kháng cao với Acid, Cloroform, Alcolhol, thuốc sát trùng Ether. Mèo dưới tháng tuổi dễ mắc bệnh hơn. các lứa tuổi khác cũng bị.
Bệnh dịch từ đợt này đến đợt khác và đàn này đến đàn khác. Những đàn nhạy cảm thì tỉ lệ chết là 100%, đàn ít nhạy cảm thì lây 1 vài con. Việc nhiễm này xảy ra theo mùa và đa số là mùa sinh sản.
2/ Đường lây bệnh
Lây bệnh qua tiếp xúc với mèo bị bênh, qua chất tiết niệu của nó
– Ở giai đọn đầu, virus lưu trú tại nước bọt,phân, nước tiểu, chất nôn ra. Bọ chét cũng có thể truyền FPV từ con vật bị nhuyễn sang mèo.
– Ở giai đoạn cấp tính thì lây lan cả qua thức ăn, thảm nằm, chuồng nuôi hay người chăm sóc. Virus có thể sống hàng tháng đến hàng năm khi lây nhiễm. Vì vậy cần tiêm chủng cho mèo.
3/ Tính chất gây bệnh
Virus thường lây qua đường miệng sau 24 giờ là vào máu. Tỷ lệ chết thay đổi từ 25% – 75% trên đàn sau 5 ngày nhiễm bệnh. Nếu sau 5 ngày bệnh mà mèo vẫn sống thì tỉ lệ sống cao nhưng bị di chứng sau này.
4/ Phòng ngừa bệnh FPV
Để phòng ngừa cần tiêm phòng theo lịch của bác sỹ thú y.
Ở những cơ sở nuôi mèo, do không có đề kháng từ sữa mẹ nên cần nhốt cách ly đến 2 tháng tuổi. Lúc này cơ thể đã có kháng sinh phòng bệnh.
Chuồng nuôi nhốt cần sạch sẽ, cao ráo, ấm kín và không bí khí khi mùa đông đến. Chuồng không nên nhốt chung quá nhiều Mèo.
Khi nhận mèo mới cần cách ly 15 ngày xem có bệnh không mới cho sống chung với đan.
Dùng chất tẩy Clorox để khử trùng lồng nuôi hàng tháng hoặc sau 15 ngày của mùa dịch
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể sau khi tiếp xúc với mèo
Ngoài ra cần cách ly các nhóm Mèo.
Đó là 1 số thông tin về bệnh viêm ruột truyền nhiễm, các bạn nuôi mèo cần phải có kiến thức để phòng trừ bệnh cho mèo.