Kiến thức về bệnh dại ở Mèo

Có thể bạn chưa biết : Virus dại lây truyền từ nước bọt của động vật bị bệnh, và nó lây truyền cho con khác qua vết cắn, vết trầy xước. Vì vậy mèo bị bệnh dại sẽ làm ảnh hưởng đến các con khác và ngay cả bản thân chúng ta.

Những chú mèo đực dưới 3 năm tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh dái rất cao. Ở lứa tuổi này chúng thường tìm con cái để phối giống. Ở vùng nông thôn, miền núi với phạm vi rộng, cuộc sống hoang dã thường mắc bệnh dại dễ hơn mèo sống nhốt trong nhà. Bởi chúng tiếp xúc với nhiều động vật mang virus dại : Chồn, cáo, dơi…

Bệnh dại ở Mèo - Bạn cần phải biết

Bệnh dại ở Mèo – Bạn cần phải biết

Bệnh dại ở Mèo – Bạn cần phải biết

Những triệu chứng khi Mèo bị dại

#1. Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu của bệnh dại, kéo dài tứ 1 tuần đến 2 tháng và không có biểu hiện gì rõ rệt. Mèo chỉ thay đổi 1 ít về hành vi của mình : kích động bất thường, cáu kỉnh, buồn rầu, chậm chạp hoặc tình cảm hơn, quấn quýt người hơn.

Sau khoảng 2 đến 3 tuần sẽ phát bệnh, lúc này virus dại đã có độc và có thể lây qua người. Nước bọt của mèo sẽ truyền qua vết căn hay vết trầy xước.

#2. Giai đoạn điên cuồng

Giai đoạn này mèo sẽ cắn phá đồ đạc, hoảng sở hay nhút nhát bất thường. Lúc này chúng sẽ tránh mọi thứ từ nơi chúng hay chơi, tránh xa đồng loại, con người…

Mắt mèo thờ thẫn, mặt mất thần sắt, sợ ánh sáng. Đặc biệt sẽ tấn công bất kỳ ai, kể cả chủ của nó.

#3. Giai đoạn bại liệt

Mèo bị khàn tiếng không kêu được, mất phản xạ nuốt làm mèo chảy nước dãi. Chân đi không vững, run rẫy, đột quỵ và sẽ chết sau 2 đến 3 ngày do suy tim và hô hấp.

Mèo bị bệnh dại có điều trị được không ?

Hiện tại chưa có liệu pháp nào điều trị được bệnh dại ở mèo. Chúng ta chỉ có thể tiêm vắc xin phòng ngừa định kỳ cho nó thôi ( thường 1 năm / 1 lần ). Lưu ý : Khi nghi ngờ mèo bị dại, các bạn không nên tiếp xúc trực tiếp hay đùa giỡn với nó.

Phải làm gì khi nghi ngờ mèo bị dại ?

Khi bạn nghi ngờ chú Mèo của mình bị dại. Trước tiên bạn cần cách ly để đảm bảo không lây cho mình và các con khác. Mang ngay đến trung tâm chăm sóc thú y để kiểm tra và tư vấn.

Một số lưu ý để phòng ngừa bệnh dại

  1. Méo đực đi tìm cái lâu ngày mới về.
  2. Mèo bị thất lạc lâu ngày mới trở về nhà.
  3. Mèo bị bệnh mà chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa.
  4. mèo mới mang về nuôi cũng là nguy cơ gây bệnh rất cao.

Trên là 1 số thông tin về bệnh dại ở mèo. Các Sen nên lưu ý để tránh lây bệnh cho chính bản thân mình hay các con vật khác. Chia sẻ bài viết cho những người nuôi Mèo cùng biết nhé.

Share

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.