Thiết kế hồ cá Koi thế nào cho đạt chuẩn?

Nếu bạn có niềm đam mê nuôi cá Koi, đang suy nghĩ về cách thiết kế hồ Cá. Bài viết này sẽ hướng dẫn thiết kế hồ Cá Koi đúng chuẩn. Các bạn cần làm theo các điều kiện dưới nhé.

Thiết kế hồ cá Koi thế nào cho đạt chuẩn?

Những điều cần cân nhắc khi làm hồ Koi

  1. Khoảng không gian làm hồ Koi chiếm bao nhiêu % vườn nhà?
  2. Loại hồ Koi bạn muốn phong cách như thế nào?
  3. Kinh phí bỏ ra làm hồ Koi của bạn là bao nhiêu?

Khi làm hồ cần biết rằng hồ lớn thì lượng nước sẽ tốt hơn và ít gặp vấn đề hơn như về nhiệt độ ít chênh lệch và độ tích tụ lâu hơn. Việc nuôi cá Koi cần xác định nuôi hay còn chơi tiểu cảnh, nếu nuôi cá Koi không sẽ bớt được chi phí cây cối tiểu cảnh xung quanh, nếu nuôi kết hợp tiểu cảnh, cần phải vạch ra kế hoạch và chi tiền thêm những thứ đó.

Thiết kế hồ cá Koi thế nào cho đạt chuẩn?

Thiết kế hồ Cá Koi đúng chuẩn giúp cá phát triển nhanh và lên màu đẹp

Sau khi xác định hình dang kích thước hồ, ta cần chọn các thiết bị phù hợp với hồ, lên bản vẽ hệ thống lọc và đi đường ống.

Cần lưu ý:

  1. Giá thành-nên nhớ hệ thống rẻ tiền thì việc bảo trì sẽ đến thường xuyên.
  2. Mức tiêu thụ điên năng- cần biết được lượng điện tiêu thụ, tính toán để lên kế hoạch tổng thể.
  3. Xác định thể tích, kích thước hồ- khi có kích thước và thể tích thì bạn mới có thể tính toán để lựa chọn thiết bị phù hợp.

Thiết kế hồ Koi

Sau khi xác định kiểu dáng và kích thước hồ xong, cần bản vẽ hồ rõ ràng. Đối với hồ ngoài trời cần độ sâu 0,8-1,6 mét, đối với trong nhà khoảng 0,5m để hồ luôn duy trì ổn định nhiệt độ, và tuỳ theo điều kiện nhà có trẻ nhỏ, chó mèo. Tiếp theo là những điều cần làm.

Hệ thống ống

Các ống cơ bản cần thiết đó là ống đáy, ống hút mặt là 2 loại ống đưa phân và cặn bã trong hồ vào ngăn lắng, từ ngăn lắng phân căn bã lớn đọng lại, cặn li ti đi qua ngăn lọc tinh bằng thông ngăn, từ ngăn lọc tinh vi khuẩn xử lý rồi nước sạch đi vào ngăn bơm trả về hồ, ngoài ra cần đi ống tạo luồng đáy, luồng mặt để tránh phân tích tụ trong hồ chính, để hệ thống lọc hoạt động nuôi vi sinh cần đi ống Oxy, ngoài ra các ngăn lọc cần có ống xả cặn để vệ sinh hồ thường xuyên dễ dàng hơn, nên nhớ cần có ống chống tràn cho hồ cá.

Thiết kế bộ lọc

Với hồ Koi bộ lọc chính là trái tim của hồ, để cá sống khoẻ phát triển tốt cần có 1 bộ lọc đạt chuẩn. Gồm 2 dạng lọc chính đó là lọc tự nhiên và lọc nhân tạo. Lọc tự nhiên dùng những loại cây thuỷ sinh, tạo môi trường tự nhiên cho hồ cá. Lọc nhân tạo là sử dụng máy bơm đưa nước luân chuyển trong hồ qua cá ngăn lọc từ lọc thô sang lọc tinh.

Thiết bị cho hồ Koi

Đối với máy bơm theo tỉ lệ thường dùng là gấp 3 lần lượng nước trong hồ, ví dụ hồ 3k thì dùng máy bơm có công suất 10k/h, nhằm mục đích đảo tất cả nước trong hồ 3 lần 1h. Để lọc hoạt động tốt cần các vật liệu lọc như chổi, Jmat, sứ, Kanldnes,…

Để hồ Koi hoạt động tốt cần có máy Oxy và UV. Máy Oxy tạo Oxy cho hồ và nuôi vi sinh hiếu khí để xử lý các chất thải hưu cơ và nước tiểu, đèn UV mục đích diệt khuẩn và rêu tao thường đặt ở ngăn bơm.

Cơ chế hoạt động

Nhiệm vụ hút đáy đem phân nước tiểu, hút mặt hút những cặn lơ lửng, váng trên mặt nước được đưa vào cùng ngăn lắng tại đây chổi lọc có nhiệm vụ giữ lại những chất cặn lớn, sau đó tiếp tục qua Jmat, Kalnes, sứ những cặn bã nhỏ hơn bị mắc lại, ở đây những vi sinh vật hiếu khí sử dụng cặn li ti phân huỷ và chuyển thành NO2 từ đó chuyển thành NO3 chất ít độc hại hơn qua sục khí và thực vật sẽ sử dụng chúng. Cuối cùng nước sạch trở về hồ.

Tác dụng của hệ lọc đúng chuẩn

Hệ lọc hồ Koi đạt chuẩn sẽ cho được chất lượng nước tốt mà không làm ảnh hưởng tới những chú Koi, lọc sạch bẩn, cặn bã trong hồ, giúp tạo luồng giúp cá vận động tốt, ổn định độ PH không bị thay đổi đột ngột làm cá sốc, loại bỏ vi khuẩn có hại, giảm rêu tảo phát triển.

Xin chúc các bạn có được hồ Koi đạt chuẩn với những chú cá Koi đẹp và khoẻ.

Share

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.