Cách trị 6 bệnh thường gặp ở chào mào

Trong quá trình nuôi chim chào mào chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những bệnh liên quan đến chào mào. Để giúp các bạn mới nuôi chim cách trị những bệnh thường gặp ờ chim chào mào. Mình sẽ nêu rõ nguyên nhân và cách trị hiệu quả nhất. Tùy theo mức độ bệnh mà trị khỏi bệnh nhanh hay chậm.

bệnh thường gặp ở chào mào

Cách phòng và trị những bệnh thường gặp ở chào mào

6 bệnh thường gặp ở chào mào

#1. Bệnh Tiêu Chảy

Bệnh tiêu chảy ( ỉa chảy ) là bệnh thường gặp nhất ở chim chào mào. Khi bạn nhìn dưới đáy lồng thấy phân chim loãng, nát, hoặc ướt là chim đang có dấu hiệu bị tiêu chảy. Chim tiêu chảy lâu ngày sẽ bị mất nước, chim yếu dần, bỏ ăn và chết.

Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy

  1. Ăn trái cây chứa nhiều nước như : Cam, cà chua, dưa hấu…
  2. Thay đổi cám đột ngột,chim đang ăn cám có nồng độ đạm và chất nóng ít. Nhưng khi chuyển sang ăn cám có độ đạm, chất kích thích cao sẽ bị tiêu chảy.
  3. Lồng nuôi mất vệ sinh : cóng nước, cóng thức ăn, bố lồng…Cũng là nguyên nhân đưa vi khuẩn vào đường tiêu hóa làm chim bị tiêu chảy.
  4.  Do chim bổi còn nhát, chim bay nhảy nhiều nên uống nước nhiều sẽ đi phân loãng

Cách trị tiêu chảy cho chào mào

Các bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ mình đã đề cập trước đây : Cách trị tiêu chảy cho chào mào . Có 3 cách phổ biến nhất đó là cho chim ăn chuối tây ( chuối mốc, chuối sứ ), hoặc trái hồng xiêm ( còn gọi Sapoche ), chọn trái  vừa chín còn vị chát để giúp diệt khuẩn đường ruột. Thay nước uống cho chim bằng cách cho ăn trái thơm ( dứa, khóm ) hoặc nước chè xanh. Trong chuối, hồng xiêm, thơm, nước chè chứa chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch và diệt khuẩn đường ruột. Cho chim sử dụng khoảng 2 ngày là sẽ hết bệnh.

Phòng bệnh tiêu chảy cho chim

Nếu thấy chim bị tiêu chảy do ăn trái cây chứa nhiều nước thì hạn chế lại, chim bổi nhảy nhiều uống nước nhiều làm chim đi phân loãng là bình thường. Nếu do đổi cám cho chim thì khoảng 1 tuần chim hợp cám sẽ hết, nhưng cũng nên cho chim ăn chuối gần chín. Ngoài ra cần thường xuyên vệ sinh lồng, cóng, diệt các loại rận mạt sống dưới đáy lồng.

#2. Bệnh ho gió ở chào mào

Khi thấy chim có dấu hiệu kêu ” chắt chắt “, lười hót, khó thở thì bạn phải nghĩ ngay chim đang bị bênh ho gió.

Nguyên nhân chào mào bị ho

  1. Thời tiết thay đổi đột ngột.
  2. Thay đổi vùng miền, chuyển chim từ Nam ra Bắc hay ngược lại.
  3. Phơi nắng chim quá lâu.
  4. Do lồng nuôi chứa nhiều bụi bẩn, chim ăn cám bị dính bột vào mũi.

Tri ho cho chào mào thế nào ?

Khi phát hiện chim mới bị ho thì các bạn cho 1 – 2 giọt mật ong vào cóng nước cho chim uống, qua ngày thì đổi cóng nước khác. Cho chim ăn cam, uống nước chè chát nếu bệnh còn nhẹ. Các bạn có thể kết hợp dùng hành tím thái mỏng cho vào vải mùng và treo trên nóc lồng rồi trùm kín áo lồng. Nếu bệnh nặng trị như trên không được thì có thể mua thuốc ENROFLOCIN tại tiệm thú y sau đó nhỏ 3 giọt vào cóng cho chim uống. Tùy theo bệnh mà hết sớm hay muộn, thường từ 3 – 7 ngày là khỏi bệnh

Phòng bệnh ho gió cho chào mào

Không phơi nắng chim quá lâu ( phơi khoảng 45 phút – 1 h là được ). Không treo chim ở nơi có hướng gió lùa. Vào mùa đông hay mưa thì hạn chế cho chim tắm. Ngoài ra nên cho chim ăn cám hạt nhỏ thay bột.

#3. Chào mào bị bại chân – yếu chân

Khi bạn thấy chim đứng không vững, đứng không được, chim bay nhảy khó khăn, hoặc chim nhảy được 1 chân. Đó là những dấu hiệu cho thấy chim đang bị yếu chân, đau chân hoặc bại chân.

Nguyên nhân chim bị bại chân

  1. Chim bị yếu chân cũng có trường hợp do trúng gió làm chân co rút.
  2. Chim hoảng sợ nên bay nhảy chạm vào nan lồng, hoặc cầu làm bong gân, chân bị sưng tấy. Có thể do mèo, chuột vồ làm chim bị đau chân.
  3. Do chim bị thiếu chất, đặc biệt là Canxi và vitamin D.
  4. Chim già mùa không được cắt móng, lột vảy định kỳ nên móng mọc dài, bốt chân quá dày làm chim bay nhảy khó khăn. Chim có tuổi lồng từ 6 – 7 mùa thường chân yếu nên khó di chuyển.
  5. Lồng nhốt, cầu mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm chim bị đau chân.

Cách trị chim bị đau chân – yếu chân

Khi thấy những dấu hiệu chim bị yếu chân thì các bạn bắt chim ra. Thoa dầu gió vào chân, và dưới cánh cho chim để trị trúng gió. Nếu chim đã bị lâu ngày thì nên thay cầu đậu của chim bằng cây xoan ( thầu đâu ), hoặc cho chim vào lồng lực, cho đất cát vào đó để chim đậu và ăn khoáng dưới đất cũng là cách trị yếu chân cho chim rất tốt.

Phòng bệnh yếu chân – đau chân cho chim

Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, đối với chim gài mua thì cần phải cắt móng, lột vảy chân chim định kỳ khoảng 3 – 4 tháng/ 1 lần. Treo chim ở nơi yên tĩnh tránh chuột, mèo làm chim hoảng sợ

#4. Chào mào bị trúng gió

Khi thấy chim đậu dưới đáy lồng, di chuyển khó khăn, không bay nhảy được thì có thể do chim bị trúng gió.

Nguyên nhân chim bị trúng gió

Do chim bị trúng gió độc, do treo chim ở hướng gió lùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Cách trị trúng gió cho chim

Các bạn tháo cầu ra luôn, cho thức ăn, nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn và uống, vì chim không di chuyển được. Rồi dùng dầu gió ( dầu mình hay xài khi bị trúng gió hay đau bụng đó) bôi vào dưới nách 2 cánh chim và dưới chân chim, bôi ít thôi tránh làm chim bị cay, nóng. Sau đó treo chim ở nơi yên tĩnh để nghĩ ngơi.

Phòng bệnh trúng gió cho chim

Bạn không được treo chim ở hướng gió lùa. Có thể dùng kim loại bằng bạc như : dây chuyền, mặt dây chuyền, lắc đeo tay…Miễn sao bằng bạc là được, cách này cũng thường dùng để đeo vào tay em bé để phòng trúng gió, và nó cũng hiệu quả với chim. Nếu không có bạc thì có thể dùng gỗ trầm hương ( loại này còn hiếm hơn ) rồi cho vào lồng chim vừa trang trí lồng cho đẹp vừa phòng được trúng gió cho chim.

#5. Chào mào bị rận mạt

Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông liên tục. Chim cắn vào mình, vào cánh hay chim bị rụng lông theo từng vùng, nhìn như nấm da. Là những dấu hiệu chú chim đang bị rận, mạt sống trân người làm chim ăn ít, lười bay nhảy, còi cọc hơn.

Cách trị rận mạt ở chào mào

Thường xuyên tắm nắng và tắm nước cho chim. Trong nước tắm nên pha thêm 2 giọt dầu gió hoặc 1 muỗng cà phê dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc 2 muỗng cà phê muối. Cho chim tắm xong phơi nắng khoảng 1 giờ để diệt các loại ký sinh trùng sống trên mình chim. Nên định kỳ khoảng 1 tháng nên tắm cho chim 1 lần bằng các dung dịch trên.

Phòng bệnh rận mạt cho chào mào

Thường xuyên vệ sinh bố lồng, nên sử dụng giấy lót lồng thay ví bố lồng bằng vải. Hàng tuần nên dùng chai xịt côn trùng Raid hay Mosfly xịt vào lồng để diệt rận mạt. Các bạn cũng có thể dùng cầu thầu đâu để trị rận mạt, ngoài ra có thể mua ” vòng chống rận mạt ” ngoài tiệm thú y rồi cho vào đáy lồng sẽ giúp trị rận mạt rất tốt.

[button-red url=”https://rutgon.me/LMXDXg” target=”blank” position=”center”]ĐẶT MUA VÒNG CHỐNG RẬN – VE CHO THÚ CƯNG[/button-red]

#6. Chào mào bị sâu lông

Chào mào thay lông không được óng mượt, lông xơ xác, xoắn, lông mới mọc ra bị gãy…Đó chính là chim đang bị sâu lông.

Nguyên nhân chào mào bị sâu lông

  1. Chim bị thiếu chất, nhưng đa số là canxi. Bởi canxi giúp bộ lông phát triển chắc khỏe và đẹp.
  2. Lông chim không được óng mượt do chim ít được ăn trái cây chứa Vitamin C, D, vitamin E.
  3. Thức ăn cho chim thay lông chứa nhiều chất nóng và kích thích : Đạm, Ớt, Kỳ tử, táo tàu…
  4. Các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng : rận, mạt… bám vào thân chim làm chim ngứa ngáy, rỉa lông quá nhiều làm lông bị xơ, bị gãy.

Cách trị sâu lông ở chào mào

Bổ sung nhiều trái cây mát cho chim ăn, chỉ dùng cám dành cho chào mào thay lông. Hạn chế ăn thức ăn nóng làm chim bị xoắn lông. Thường xuyên tắm nắng và tắm nước cho chim. Ngoài ra cần bổ sung canxi cho chim để giúp phát triển bộ lông. Có thể rang vỏ trứng gà hoặc vỏ tôm xay nhuyễn rồi trộn vào cám để bổ sung canxi cho chim.

[button-green url=”https://rutgon.me/Xbs6kJ” target=”blank” position=”center”]MUA CÁM DÀNH CHO CHÀO MÀO THAY LÔNG + CĂNG LỬA[/button-green]

Phòng bệnh sâu lông cho chào mào

Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi. Bổ sung nguồn thức ăn đa dạng cho chim, tắm và phơi nắng thường xuyên để giúp lông khỏe, đẹp. Hạn chế cho chim ăn các loại cám nóng, thức ăn gây nóng cho chim.

Trên là 6 bệnh thường gặp ở chào mào, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới chơi chào mào có cách phòng và trừ bệnh hiệu quả nhất. Nhớ chia sẻ bài viết và đăng ký theo dõi blog ( bấm vào cái chuông ở góc trái phía dưới) để nhận thêm nhiều bài viết về chào mào nhé!

Share

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.