Xử lý hồ cá koi khi gặp mưa đầu mùa

Những cơn mưa đầu mùa thường đến bất chợt, làm môi trường nước thay đổi đột ngột, sau cơn mưa thì thường có nắng rất gắt cho nên khu vực miền nam cần chuẩn bị kiến thức và vật tư để xử lý kịp thời. Hãy xử lý hồ cá koi khi gặp mưa đầu mùa để bảo vệ đàn cá của mình.

Xử lý hồ cá koi khi gặp mưa đầu mùa

Xử lý hồ cá koi khi gặp mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa ảnh hưởng như thế nào?

  • Mưa đầu mùa thường mang theo nhiều bụi bẩn trong không khí.
  • Những quan cảnh xung quanh hồ lâu ngày bám nhiều bụi bẩn và vi khuẩn theo nước mưa xuống hồ.
  • Mưa đầu mùa thường là mưa Acid nên sẽ làm hồ thay đổi PH mạnh nếu PH trong hồ cao.
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột, sau những cơn mưa trời thường nắng rất gắt. Vi khuẩn đang trong tình trạng ủ mình sẽ gặp điều kiện thuận lợi để phát triển.

Kiểm soát và xử lý

Trước tiên cần nói đến là PH. Mưa đầu mùa thường là mưa Acid làm PH thay đổi đột ngột, làm cá sốc, giảm sức đề kháng. Vậy nên cần kiểm tra thường xuyên, duy trì để PH ở mức 7.5-8.5 và không được chênh lệch trong ngày quá 0.5.

Thay nước cho hồ

Nếu hồ thiết kế xả tràn thì nên bơm nước tràn hồ dần dần, nước bơm yếu có thể thay được 20-50% lượng nước là mức an toàn. Vì lượng nước mưa còn trên mặt hồ nhiều nếu thay nước kịp thời sẽ đạt hiệu quả tốt.

Thêm muối

Trong lĩnh vực Koi thì muối vẫn là tốt nhất, sát khuẩn mạnh, giảm stress cho cá rất hiệu quả, tăng cường sức đề kháng vì muối làm cá tiết ra nhớt. Cũng giống như con người dễ bị cảm do mưa thì cá cũng vậy, nếu cá có biểu hiện lờ đờ thì sử dụng muối 0,03%, tăng thêm 0,01-0,02% nếu cá xuất huyết cả mình.

Châm thêm vi sinh

Sau khi hoàn thành cá bước trên tiếp tục châm vi sinh, để nhóm vi khuẩn có lợi phát triển ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn có hại, sục khí mạnh để vi sinh phát triển và cá mau khoẻ.

Điều chỉnh thức ăn

Nếu cá không có biểu hiện bất thường thì giảm lượng thức ăn, nếu có vấn đề như trên nên ngưng ăn để cá hết stress để hệ tiêu hoá hoạt động tốt, tránh được sự phát triển của vi khuẩn hại.

Cần lưu ý

Nếu mưa vào chiều tối không xử lý kịp thời , với bản tính vượt dòng cá có thể nhảy ra khỏi hồ. Ban đêm việc thay nước khó xử lý có thể bỏ qua nhưng cần thêm muối và vi sinh, sục khí mạnh để tránh stress cho cá. Dùng đèn UV cũng giúp cho việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nếu cá trong đàn có 1 ít cá thể có biểu hiện nặng, cần cách lý để điều trị dùng Elbagin và muối để giúp cá khoẻ lại nhanh hơn.

Share

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.