Cách phòng và trị các bệnh thường gặp ở cá Koi

Thời tiết giao mùa là lúc các chú koi trong hồ bạn dễ mẫn cảm với thời tiết thay đổi đột ngột, stress, hệ miễn dịch suy giảm, môi trường nước xấu, nhiệt độ thay đổi sẽ làm vi khuẩn có hại đang trong thời gian ủ trỗi dậy,…
Sau đây mình xin chia sẻ cách phòng và trị các bệnh thường gặp ở cá Koi.

Các bệnh thường gặp ở cá Koi

Các bệnh thường gặp ở cá Koi

Tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá Koi Và cách trị hiệu quả nhất

#1. Sán mang, sán da

Nguyên nhân nhiễm sán là do chất lượng nước trong hồ kém, lượng oxy hoà tan trong hồ thấp, chất hữu cơ trong nước cao. Sán sẽ tấn công vào mang, da cá làm hư mang, da mất nhớt mất màu.

Cá có biểu hiện cả mình, nhảy khỏi mặt nước, co giật. Chúng hút máu, làm thủng mang, lở loét dẫn đến chết cá.
Điều trị cho cá có thể dùng thuốc tím ( KMNO4 ), thuốc trị ký sinh trùng praziquantel với liều dùng 2g / m3, 2 liều cách nhau 2 ngày và thay nước trước khi đánh liều thứ 2 lượng nước 20%, hoặc trộn với thức ăn với liều lượng 1g / 5kg thức ăn.

#2. Rận nước, trùng mỏ neo

Rận nước là kí sinh trùng hình tròn dẹp có màu đen nhạt, chúng sử dụng vòi của mình đâm vào da, vây của cá để hút máu và chất dinh dưỡng.

Trùng mỏ neo là kí sinh trùng hình que dài 4 – 10mm có đầu hình mỏ neo cắm vào da, vây, mắt, mang, miệng cá, cũng như rận nước chúng hút máu và dinh dưỡng trong cơ thể cá.

Khi bị kí sinh trùng bám vào cá có biểu hiện cạ mình do ngứa làm trầy xước dẫn đến nhiễm khuẩn, cá dần bị yếu, gầy và chết.

Để điều trị có thể dùng dimilin, dầu gội y lang, lá xoan.

#3. Bệnh xù vảy

Do ký sinh trùng dropy gây ra làm mắt lồi, vảy xù ra, thân phình to, khiến cá bơi mất thăng bằng, không cứu chữa kịp thời sẽ dễ lây lan sang cá khác.

Cần bắt cá ra tank dưỡng đánh muối tỉ lệ 0,3-0,5% và sục khí mạnh, tại hồ chính đánh muối từ 0,2-0,3% để sát khuẩn.

#4. Cá nhiễm khuẩn lở loét

Môi trường nước xấu, cá stress, bị kí sinh trùng xâm nhập, nấm,… lâu ngày tạo thành những vết thương lớn, vi khuẩn xâm nhập ăn sâu vào da thịt cá lâu ngày sẽ chết.

Điều trị cho cá trước tiên cần loại bỏ lớp thịt, da bị thối rồi dùng thuốc sát khuẩn vết thương, tiếp theo thay 20% nước trong hồ 2 ngày lần và giảm xuống 10% từ 7-8 ngày sau, ngưng ăn hoàn toàn cho tới khi có biểu hiện cá khoẻ và liền thịt thì cho ăn trở lại, để giữ nguồn nước sạch.

#5. Nấm mang

Là virus có tên KHV rất nguy hiểm chúng tấn công vào mang cá, làm cá thiếu oxy, mang đập liên tục, cá thường bơi gần những nơi có nhiều oxy, khi vớt vạch mang ra sẽ thấy trong mang xuất hiện nhiều vết màu trắng, cá sẽ chết sau 3 ngày khi mắc bệnh này, chúng lây lan rất nhanh và mạnh, hiện nay chưa có thuốc trị chúng. Khi phát hiện cá trong hồ bị nấm mang chúng ta cần xử lý để cứu những con chưa bị để tránh mất mát cả hồ.

Khử virus KHV bằng thuốc cloramin T với liều 6 – 7g/m3 tuy nhiên chỉ có thể ngăn chặn virus lây lan khắp hồ và cứu những con cá chưa mắc phải.

Share

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.