Kỹ thuật chăm sóc Cá Koi

Ngày nay khi nhắc đến cá Koi thì người ta sẽ suy nghĩ đến những chú cá chép nhiều màu đặc sắc và bắt mắt, cũng như cá Koi là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Từ xa xưa cá chép nhật rất khoẻ mạnh tuổi thọ trên 100 năm, dễ thích nghi và rất hiền lành, qua nhiều lai tạo từ người Nhật để tạo ra nhiều dòng có màu sắc khác nhau kiểu dáng khác nhau. Nên những chú Koi không giữ được gen tự nhiên với sức khoẻ tốt, dễ bị ảnh hưởng với mô trường khi có sự thay đổi, tuổi thọ thấp hơn. Vậy nên hôm nay mình xin chia sẻ những kỹ thuật nuôi những chú Koi luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

Kỹ thuật chăm sóc Cá Koi

Kỹ thuật chăm sóc Cá Koi

Kỹ thuật chăm sóc Cá Koi

Nước trong hồ cá Koi

Nước là môi trường tiếp xúc trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đối với cá Koi, cá Koi khi đã lớn có thể đạt chiều dài lên đến 1m, vậy nên hồ Koi phải đủ rộng. Chơi Koi nguồn nước luôn được đặt lên hàng đầu, cần đảm bảo nước luôn sạch, độ PH ổn định trong ngày chênh lệch không quá 0.5 và nằm trong phạm vi 7 – 8.5, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới da cá và sắc tố. Nhiệt độ và độ PH không được thay đổi đột ngột sẽ làm cá stress sốc và chết. Thay nước từ 10-20% tránh làm cá sốc, 2 – 3 ngày lần nếu nước dơ và 1 tuần 1 lần nếu nước sạch. Nếu nước có Clo cần phơi nắng 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính rồi mới đưa vào hồ Koi.

Kiểm soát rêu tảo

Rêu tảo phát triển sẽ tốt hệ sinh thái hồ giúp hấp thụ protein dư thừa khử NO3. Nhưng nếu rêu tảo phát triển mạnh sẽ làm nước xanh mất thẩm mĩ, nguy hiểm nhất đó là sự cạnh tranh làm lượng Oxy trong hồ giảm là nguyên nhân cá chết thường thấy. Vậy nên cần kiểm soát tảo trong hồ, bổ sung Oxy bằng cách sục khí hoặc tạo thác để tạo Oxy và luân chuyển trong hồ.

Thức ăn cá Koi

Là loài cá ăn tạp, sau khi nở khỏi trứng 3 ngày, cá con sẽ tiêu hết noãn hoàn nên cần cho ăn thức ăn như lòng đỏ trứng luộc chín, bo bo, các sinh vật trong nước.

Sau 2 tuần cá con bắt đầu ăn ở tầng đáy như giun, loăng quăng,… giai đoạn này cần chú ý bổ sung để tăng tỉ lệ sống cho cá.

Sau 1 tháng cá con chuyển sang ăn các thức ăn như ốc, giun, ấu trùng,… ngoài tra còn ăn được thức ăn cám, bã đậu, phân xanh, thức ăn chế biến sẵn cho cá. Khẩu phần ăn của cá Koi cần lưu ý:

  1. Không cho ăn quá nhiều sẽ là ảnh hưởng vóc dáng cá, thức ăn dư thừa sẽ tích tụ làm dơ nước gây bệnh cá. Đây là nguyên nhân thường gặp khi cho ăn quá nhiều cá gặp các vấn đề về nấm và nhiễm khuẩn.
  2. Cho ăn 5% trọng lượng cơ thể cá và ngày cho ăn 3 lần. Không nên cho cá ăn vào buổi tốt, vì lúc này cá ít vận động dễ bị sình bụng vóc dáng xấu.
  3. Cho ăn ở nhiệt độ lý tưởng 20 – 25 độ C. Nhiệt độ dưới 20 nên hạn chế khẩu phần 1 – 2 lần trong ngày, dừng ăn nếu nhiệt độ dưới 17.
  4. Số lần ăn trong ngay nhiều thì mỗi lần chia nhỏ lượng thức ăn ra, không nên cho ăn quá no, muỗi lần ăn cách nhau 4 tiếng.
  5. Hạn chế thức ăn tươi sống, sẽ làm cho nước nhanh hư và cá dễ bắt bệnh.

Ngoài thức ăn có sẵn ra nên cho ăn trái cây, rau củ quả để sung vitamin và tránh các vấn đề stress vì ăn quá nhiều thức ăn công nghiệp.

Bệnh thường gặp ở cá Koi

Cá Koi dễ bị ảnh hưởng từ những thay đổi và sự xâm nhập của các mầm bệnh, nên chúng ta cần chú ý thường xuyên kiểm tra để ý những hành vi của nó như lờ đờ, tách đàn, nhịn ăn, đỏ mình, nấm,nấm mang, khuẩn ăn thịt,… khi cá mắc bệnh nên bắt ra cách ly, sử dụng thuốc đặc trị, tiến hành phòng bệnh hồ chính tránh lây lan các con khác. Nếu trường hợp nặng cần mời bác sĩ thú y hoặc người có kinh nghiệm xử lý.

Mọi thắc mắc về kỹ thuật chăm sóc cá Koi bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Share

You may also like...

1 Response

  1. Cường viết:

    Cá Koi muốn lên màu đẹp thì nên sử dụng bột tảo xoắn nhé. bên mình có bán nè

Trả lời Cường Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.